Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Chia sẻ tại hội thảo “Những chính sách kinh tế vĩ mô 2011 và giải pháp cho doanh nghiệp” được tổ chức tại Hà Nội trong ngày 15/3, một trong những quan điểm nổi bật được 2 vị chuyên gia thống nhất là lạm phát vẫn sẽ là một trong những bài toán khó giải nhất của kinh tế Việt Nam năm nay.
Theo phân tích của Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - Lê Xuân Nghĩa, các quyết định tăng giá một số mặt hàng cơ bản vào thời điểm đầu năm sẽ khiến CPI 2011 tăng khoảng 2,5%. Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh vào năm 2010, ông Lê Xuân Nghĩa dự đoán giá lương thực sẽ có chiều hướng giảm vào giữa và cuối năm nay.
“Cộng 2 yếu tố này lại thì tác động tăng giá gần như được trung hòa. Khi đó thì lạm phát trong nước sẽ phụ thuộc rất lớn vào diễn biến giá thế giới và cung ứng tiền tệ ra nền kinh tế”, chuyên gia này phân tích.
Đặt giả định giá cả các mặt hàng nguyên nhiên liệu thế giới tiếp tục tăng, ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng lạm phát chi phí đẩy sẽ khiến nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án giảm sản lượng để bảo toàn giá.
Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế, chuyên gia này cho rằng việc giảm sản lượng này không phải là lựa chọn tốt nhất. Thay vào đó, các doanh nghiệp nên đẩy mạnh liên kết, trong nội bộ hiệp hội cũng như liên kết xuất khẩu để tìm kiếm cơ hội trong hiện tại cũng như tương lai.
“Với lãi suất như hiện nay thì các doanh nghiệp nên hết sức tránh việc vay vốn ngân hàng, nhất là vay đầu tư trung và dài hạn. Thay vào đó, có thể tương trợ lẫn nhau về vốn đối với các dự án tốt hoặc hùn nhau cùng làm hàng xuất khẩu để tìm kiếm nguồn ngoại tệ”, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia đề xuất.
Quan điểm liên kết cũng được chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ. Theo bà Lan, ở thời điểm hiện tại, nếu cứ “mạnh ai nấy chạy, hùa nhau tăng giá” thì doanh nghiệp sẽ “kéo nhau xuống vực thẳm”. “Tôi nghĩ các doanh nghiệp cũng nên nghĩ cho đối tác của mình. Nếu có thể không tăng giá hoặc tăng một cách hợp lý để cho đối tác vẫn có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận thì cả 2 bên sẽ cùng vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay”, nguyên Phó chủ tịch VCCI nhận định.
Một đề xuất khác cũng được chuyên gia này đưa ra đối với cộng đồng doanh nghiệp là nên tận dụng tốt hơn các cơ hội đến từ thị trường quốc tế. “Tôi thấy khi Việt Nam mở cửa thì các doanh nghiệp nước ngoài tận dụng rất tốt cơ hội để vào ta. Nhưng đây rõ ràng cũng là cơ hội để doanh nghiệp ta tiến ra nước ngoài”.
“Những biến cố gần đây tại Nhật là một ví dụ. Đương nhiên, trong hoàn cảnh nước bạn gặp thiên tai, khó khăn thì thông cảm và sẻ chia là điều chúng ta nên làm. Nhưng cũng cần thấy đây chính là cơ hội thị trường của doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm lương thực, thực phẩm…”, bà Chi Lan nói thêm.
Bên cạnh đó, 2 chuyên gia kinh tế cũng thống nhất rằng việc chủ động tái cấu trúc, tự đổi mới hoạt động kinh doanh cũng là yêu cầu bắt buộc đối với doanh nghiệp trong năm 2011. Theo đó các doanh nghiệp hiện chỉ nên lựa chọn các dự án có tính khả thi cao để thực hiện, ưu tiên các khoản lợi nhuận ngắn hạn và tuyệt đối tránh các “ý tưởng lãng mạn” vào thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, các chuyên gia cũng cho rằng các cơ quan quản lý cũng cần có những động thái tích cực hơn nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân.
“Doanh nghiệp tư nhân hiện tạo ra gần 50% GDP và sử dụng tới 82% lao động của xã hội nhưng trong năm 2010, lại chỉ nhận được 36% tổng đầu tư. Tôi cho rằng tỷ lệ này cần được cải thiện càng nhanh càng tốt”, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa đề xuất.
Còn theo bà Phạm Chi Lan, trong năm 2010, khu vực công đã tham gia đầu tư vào 300.000 dự án lớn nhỏ, nhưng lại mang lại hiệu quả rất thấp. “Tôi cho rằng khu vực công chỉ nên tham gia vào khoảng 30.000 dự án thôi. Còn lại nên để cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện”.
“Tôi kỳ vọng rất nhiều và đề án tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2011-2015 sắp được Chính phủ công bố trong thời gian tới. Hy vọng, nó sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho khu vực kinh tế tư nhân và các ngành công nghiệp phụ trợ”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ.
(VnExpress)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.